“Đã đến lúc nông dân tự cứu mình trước khi đòi hỏi nhà nước cứu mình”
"Nông dân Việt Nam cần nâng cao học vấn, kiến thức khoa học, thị trường. Đã đến lúc nông dân cứu mình trước khi đòi hỏi nhà nước cứu mình".
2019-09-19 13:51:17
Trong vòng 10 năm trở lại đây, giá gà lông trắng chưa bao giờ giảm xuống mức kỷ lục như hiện nay. Người chăn nuôi gà đang gặp khó khăn vô cùng, đối mặt với nguy cơ “sạt nghiệp”.
Càng nuôi càng lỗ
Người chăn nuôi như “ngồi trên đống lửa” khi giá gà giảm thê thảm và không có dấu hiệu tăng. Giá thành để nuôi 1 kg gà từ 24.000 - 25.000 đồng, trong khi giá bán chỉ từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, người nuôi chịu lỗ tới 50%. Gà nuôi đến ngày phải bán, càng để lâu càng tốn thức ăn, chi phí nuôi càng cao, thiệt hại càng lớn. Gà càng lớn giá thành càng rẻ, chỉ 10.000 – 11.000 đồng/kg (gà 4 kg trở lên). Không chỉ gà trắng nuôi công nghiệp, đến cả gà tam hoàng ta giá cũng giảm, người nuôi gà phải bán tháo, bán rẻ.
Vì sao giá lại giảm kỷ lục như vậy?
Giá gà thấp kỷ lục (Ảnh: st)
Thịt nhập khẩu tăng đột biến
Gà nhập khẩu vẫn đang tung hoành trên thị trường. Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu gà với số lượng lên tới 142.190 tấn. Trong đó, nhập 62.400 tấn thịt gà từ thị trường Mỹ bán với giá 17.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy, số lượng nhập khẩu gà từ 2016 – 2018 chỉ là 85.000 – 128.000 tấn.
Điều đáng buồn hơn là thị trường trong nước luôn đòi hỏi phải truy xuất nguồn gốc, nhưng những loại thịt nhập khẩu này lại không cần, giá vô cùng rẻ.
Giá gà tại trại giảm, nhưng tại các cơ sở bán lẻ thì không
Mặc dù giá gà bán tại trại chỉ với mức thấp như vậy, nhưng giá bán tại chợ, các cơ sở bán lẻ vẫn không giảm, không kích cầu người tiêu dùng được, nên lượng gà vẫn dư.
Tổng đàn gia cầm “vỡ quy hoạch” do dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi bùng nổ khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, chuyển sang nuôi gà với kỳ vọng thịt gà sẽ thay thế cho thịt lợn. Song, thực tế, dù thịt lợn có giảm nhưng nguồn cung hiện tại vẫn đủ. Khi người người, nhà nhà đều nuôi gà, tăng đàn không kế hoạch thì việc cung lớn hơn cầu là điều tất yếu. Từ đầu năm 2019 đến nay, tổng đàn gia cầm đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, những vùng chăn nuôi lớn số lượng tăng rất nhiều.
Giải pháp nào để “cứu” người chăn nuôi khỏi tình trạng hiện tại?
Tổng đàn gà tăng, cung vượt cầu, cộng thêm việc nhập khẩu thịt gà ồ ạt đã khiến người chăn nuôi khó khăn đủ đường. Người chăn nuôi tưởng rằng, chuyển hướng sang nuôi gà sẽ giúp họ vượt qua cơn khủng hoảng bởi dịch tả lợn châu Phi, nào ngờ đâu, lại là “vực thẳm”.
Hi vọng các ngành chức năng sẽ có những can thiệp kịp thời, hạn chế việc nhập gà giá rẻ tràn lan vào thị trường trong nước, yêu cầu thịt nhập có nguồn gốc như Việt Nam đang phải thực hiện.
Khuyến cáo:
Từ khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, tình hình chăn nuôi trong nước đã gặp nhiều biến động xấu, bà con nên cân nhắc kỹ lưỡng mỗi khi đưa ra quyết định chăn nuôi, tránh những thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Mong bà con sớm vượt qua khó khăn!
Cổng Nông Dân
"Nông dân Việt Nam cần nâng cao học vấn, kiến thức khoa học, thị trường. Đã đến lúc nông dân cứu mình trước khi đòi hỏi nhà nước cứu mình".
Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế nhập khẩu một số mặt hàng thịt gà, lợn tươi hoặc ướp lạnh,…
Tâm lý lo lắng thiếu nguồn cung nên người chăn nuôi có xu hướng nuôi lợn lên đến 170 - 180kg/con thay vì 90 - 110kg/con như thông thường...
Nhiều hộ dân trong huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã phải dựng lều tạm để ở, chưa dám về nhà vì lo sợ động đất tiếp diễn
Kháng kháng sinh là một trong các nguy cơ đe dọa lớn nhất đến sức khỏe, cộng đồng và các nền kinh tế trên thế giới.
Thông tin từ Trạm Thú y huyện Quỳnh Lưu, trên địa bàn vừa xuất hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại hộ bà Nguyễn Thị Sâm ở xóm 6, xã Quỳnh Tam.
Vật tư đầu vào tăng, trong khi giá bán bấp bênh khiến nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mặc dù mướt mồ hôi cả ngày vẫn không đủ sống.
Để phòng ngừa hiệu quả loại tội phạm này, chủ vuông tôm cần cử người luân phiên túc trực. Khi đi tuần tra cần có nhiều người đi cùng đề phòng bất trắc
Mỹ là thị trường xuất khẩu cá rô phi lớn nhất của nước ta. Tuy nhiên, Mỹ vừa ban hành lệnh siết chặt nhập khẩu cá rô phi sống.
Thời gian qua, nhiều người bán cây cảnh trên mạng xã hội đã bị những đối tượng xấu giả vờ mua cây cảnh online, lừa đảo chiếm đoạt hàng chục triệu đồng