CB-Cách phòng và trị bệnh cúm ở Lợn
Hiện nay tình hình thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở giai đoạn chuyển mùa dịch bệnh rất dễ tái phát lây lan...
2020-11-29 23:13:35
Bệnh sưng phù đầu ở lợn là một bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.
Lợn bị bệnh sưng phù đầu
Bệnh sưng phù đầu ở lợn là bệnh nhiễm trùng huyết, gây ra bởi một số chủng E.coli. Bệnh tích đặc trưng gây ra phù thũng dưới niêm mạc dạ dày, màng treo ruột, sưng phù đầu, viêm giác mạc và sưng phù mí mắt.
Bệnh sưng phù đầu xảy ra ở lợn con sau cai sữa (từ 30 ngày tuổi trở lên), độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 4 - 12 tuần tuổi.
Đặc điểm đặc trưng của bệnh là những con to nhất đàn thường bị mắc đầu tiên, sau đó lây lan ra toàn đàn rất nhanh. Tỷ lệ mắc trong đàn trung bình từ 30 - 40%, đặc biệt có thể lên đến 80%. Tỷ lệ chết cao từ 50 - 90% cá biệt có những đàn tỷ lệ chết đến 100%. Vì vậy bà con cần phát hiện nhanh và điều trị ngay để giảm thiểu thiệt hại.
Khi lợn mắc bệnh sưng phù đầu bà con cần thực hiện:
- Cách ly riêng con ốm, chữa bệnh đón đầu toàn đàn bằng phác đồ sau:
+ Dùng KHÁNG THỂ KHÁNG VI KHUẨN E.COLI tiêm phúc xoang với liều 0,5 ml/kg thể trọng. Mỗi ngày tiêm 1 mũi và dùng liên tục 3 ngày.
+ Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: CEFTIOFUR, hoặc ENROFLOXACIN, hoặc FLORFENICOL, hoặc AMOXICILLIN tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm liên tục 3 – 5 ngày liền.
+ Dùng thuốc CAFEIN + VITAMIN B1, C tiêm bắp ngày 1 lần, tiêm liên tục 3-5 ngày liền.
+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX ngày 2- 3 lần và sử dụng liên tục 10 ngày.
- Giữ ấm cho lợn trong thời gian điều trị đến khi khỏi bệnh.
Lưu ý: Liều lượng sử dụng các loại thuốc trên phải theo hướng dẫn ghi ở bao bì sản phẩm.
Cổng Nông Dân
Hiện nay tình hình thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở giai đoạn chuyển mùa dịch bệnh rất dễ tái phát lây lan...
Để bổ sung sắt và vitamin đúng cách cho lợn, người nuôi cần hiểu được các vấn đề: Tại sao phải bổ sung sắt, vitamin cho lợn con?
Có rất nhiều cách để làm cho heo con cai sữa bắt đầu ăn trong vòng vài giờ sau khi tách mẹ.
Mật độ nuôi ở trại heo choai, heo thịt (mỗi con chỉ có 0,54 m2) làm ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng và lượng thức ăn ăn vào.
Rét đậm rét hại sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với đàn gia súc, gia cầm, khiến vật nuôi tốn nhiều năng lượng chống rét và làm giảm sức đề kháng...
Để phòng ngừa một số bệnh, tiêm phòng vacxin là điều tất yếu và cần thiết cho lợn. Tuy nhiên, thực tế có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ sau tiêm...
Khi nhập hai đàn lợn nuôi chung 1 chuồng, nhiều vấn đề có thể nảy sinh. Do vậy, ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu nguyên tắc nhập 2 đàn lợn.
Câu hỏi đặt ra là tại sao dịch tả lợn châu Phi cứ liên tục tái phát hết đợt này qua đợt khác? Bằng cách nào để ngăn chặn?
Khi phối trộn thức ăn nuôi heo, bà con nên tham khảo những yêu cầu trong việc phối hợp khẩu phần thức ăn cho heo.
Hiện tượng heo chậm động dục sau cai sữa thường xảy ra khi heo không được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Đây được coi là “hội chứng rối loạn sinh sản...