NT-Những loại cá nuôi trong bể xi măng năng suất cao
Chắc hẳn nhiều bà con phân vân nuôi cá gì trong bể xi măng để có năng suất cao, chất lượng tốt và dễ chăm sóc.
2018-08-06 16:35:02
Tuy kích thước nhỏ, nhưng cá rô đồng có thịt thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, cá rô đồng là loài cá bản địa nước ngọt được chú ý nghiên cứu phát triển thành đối tượng nuôi ở nhiều loại hình mặt nước như ao, mương vườn, ruộng lúa… với năng suất cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi. Trong quá trình nuôi, việc phòng và trị bệnh cho cá là yếu tố quyết định đến năng suất và sản lượng của vụ nuôi.
Cá rô đồng thường bị mắc một số bệnh như ăn không tiêu, lở loét trên thân do nấm và ký sinh trùng, xuất huyết trên thân và các gốc vây do nhiễm vi khuẩn huyết, bệnh còi do thiếu dinh dưỡng, thiếu các loại khoáng và vitamin làm cá chậm lớn. Có một số nguyên nhân khác làm cá bị nhiễm bệnh như mật độ nuôi quá dày, thức ăn không đủ số lượng và chất lượng, nhất là hàm lượng đạm trong thức ăn không đủ so với nhu cầu dinh dưỡng của cá, thiếu các loại vitamin, muối khoáng. Ngoài ra cá có thể bị nhiễm bệnh khi môi trường nước ô nhiễm do thức ăn quá dư thừa, nước ao ít được thay, nhiệt độ nước ao quá nóng hoặc biến động thất thường hoặc do các vật nuôi trong nhà mang mầm bệnh và lây nhiễm cho cá trong ao. Vào các tháng cuối mùa mưa và thời điểm cuối năm do nhiệt độ môi trường hạ thấp cá dễ nhiễm bệnh hơn trong các tháng mùa khô.
Để phòng bệnh cho cá, trước hết người nuôi phải tuân thủ các khâu kỹ thuật (như chọn cá giống khỏe mạnh, đều cỡ, không thả nuôi mật độ quá dày) và quản lý chăm sóc đúng kỹ thuật. Trong quá trình nuôi, người nuôi phải giữ môi trường ao nuôi sạch, không để nước ao bị ô nhiễm. Điều tiết mực nước trong ao nuôi và sử dụng các chế phẩm sinh học hợp lý có tác dụng giữ môi trường nuôi ổn định, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho cá. Thức ăn phải đủ khẩu phần và chất lượng, nhất là hàm lượng đạm. Bổ sung các vitamin, quan trọng nhất là vitamin C vào thức ăn từ 10-20mg/kg thức ăn.
Hàng ngày, người nuôi cần phải rửa sạch các sàn ăn trước khi cho cá ăn bữa mới. Khi thấy cá ăn ít hoặc bỏ ăn là có nguy cơ cá đã bị nhiễm bệnh, cần phải kiểm tra ngay. Khi phát hiện và xác định được đúng loài ký sinh hay vi khuẩn gây bệnh mới sử dụng đúng thuốc để chữa trị. Trị bệnh cho cá phải theo đúng nguyên tắc: đúng thuốc, đúng bệnh và đủ liều lượng, đủ thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất cấm và thuốc kháng sinh đã bị cấm.
HÀ KIỀU
Theo tepbac.com
Chắc hẳn nhiều bà con phân vân nuôi cá gì trong bể xi măng để có năng suất cao, chất lượng tốt và dễ chăm sóc.
Ngoài nguy cơ bùng phát dịch bệnh TiLV, hiện nay nghề nuôi cá rô phi đang bị đe dọa bởi nhiều chủng virus khác.
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ.
Virus TiLV (Tilapia Lake Virus)- là một loại virus mới trên cá rô phi, có thể được truyền từ đời bố mẹ nhiễm bệnh đến trứng đã được thụ tinh.
Bài viết là thành quả của một chương trình cho ăn trên cá rô phi. Nhằm cung cấp cho người nuôi cá một chiến lược cho ăn hiệu quả
Giá thức ăn cho cá rô đồng đang ở mức cao làm cho chi phí sản xuất tăng, điều này gây không ít khó khăn cho người nuôi.
Bài viết cung cấp một số biện pháp phòng và trị bệnh trên cá rô phi nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (theo Quyết định số 648/QĐ- SNNPTNT ngày 26/07/2019)
Đối với cá rô phi thương phẩm, hai bệnh nguy hiểm nhất và có thể gây chết hàng loạt, đó là bệnh xuất huyết và bệnh viêm ruột.
Liên cầu khuẩn ở cá rô phi được coi là bệnh gây ra sự tàn phá nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế...
Để đạt năng suất cao phải nuôi ghép nhiều loài cá có tập tính ăn khác nhau trong 1 ao để chúng không cạnh tranh thức ăn mà còn hỗ trợ nhau.