N-Kỹ thuật nuôi gà vảy cá siêu độc và đẹp
Kỹ thuật nuôi gà vảy cá có lúc đã tạo nên “cơn sốt” khắp nơi bởi đây là giống gà siêu hiếm với vẻ ngoài đẹp hoàn mỹ.
2020-07-06 15:40:07
Sử dụng kháng sinh cho vật nuôi đúng cách
Sự lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh khi không cần thiết đã khiến tạo ra các chủng vi trùng kháng kháng sinh, gây khó khăn và gia tăng tổn phí cho việc điều trị.
Sử dụng thuốc kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi không đúng cách không những ảnh hưởng đến kết quả điều trị mà còn khiến vi khuẩn nhờn thuốc và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Để hạn chế tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn và nâng cao hiệu quả của thuốc trong quá trình điều trị, xin khuyến cáo một số vấn đề sau:
- Dùng kháng sinh sớm ngay khi có dấu hiệu của bệnh, ngày đầu dùng thuốc nên dùng liều tấn công theo nguyên tắc từ cao đến thấp (có thể tăng liều gấp 1,5 - 2 lần), các ngày tiếp theo dùng đúng theo liều chỉ định.
- Sử dụng kháng sinh đủ liệu trình, không nên tự ý thay thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa sử dụng hết một liệu trình. Thông thường 1 liệu trình điều trị bệnh từ 3 - 5 ngày, nếu bệnh chưa khỏi có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày hoặc xong một liệu trình nên nghỉ một thời gian từ 5-7 ngày, sau đó dùng tiếp thêm một liệu trình thứ 2.
- Nên dùng đúng loại kháng sinh cho từng bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ cao. Trong mỗi loại kháng sinh tổng hợp mặc dù nhà sản xuất hướng dẫn phòng trị được từ 3- 5 bệnh khác nhau nhưng thực ra chỉ trị hiệu quả đối với 1-2 bệnh, các bệnh còn lại có tính chất phòng, bao vây hạn chế là chính. Do vậy, người chăn nuôi nên căn cứ vào triệu chứng của bệnh mà chọn kháng sinh cho đúng. Nếu vật nuôi có triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp nên chọn các loại kháng sinh có chứa thành phần như Tylosin, Lincomycin, Florfenicol, Doxycycline… Nếu vật nuôi có triệu chứng chủ yếu đường tiêu hóa nên chọn các loại kháng sinh có chứa thành phần như Enrofloxacin, Norcoli, Ampicillin, Colistin… hoặc có thể căn cứ vào tên bệnh ghi đầu tiên trên nhãn mác thuốc của nhà sản xuất.
- Sau khi không có dấu hiệu của bệnh nên dùng thêm ít nhất 1 ngày kháng sinh nữa để vật nuôi khỏi hoàn toàn, không tái phát bệnh và tránh vi khuẩn nhờn thuốc.
- Không nên tự ý phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y. Giữa các loại kháng sinh khác nhau có thể gây tác dụng cản trở, từ đó làm giảm tác dụng điều trị, thậm chí là phản tác dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con vật.
- Nên dùng kháng sinh kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực (B.complex, vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa...), chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để con vật nhanh khỏi.
- Không sử dụng các loại thuốc cấm, hoocmon tăng trọng trong chăn nuôi, nhất là đối với vật nuôi giết thịt.
- Không nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tràn lan, tùy tiện.
- Ngừng sử dụng thuốc trước khi giết mổ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh gây hiện tượng tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi.
Lưu ý: Khi dùng kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi nên cho uống hoặc tiêm 2 lần/ ngày (sáng, chiều) cách nhau 10-12 giờ. Đối với thuốc uống nên cho uống hết lượng thuốc pha trong vòng 2 giờ, để thuốc đạt hiệu quả cao.
Theo baohaiduong.vn
Kỹ thuật nuôi gà vảy cá có lúc đã tạo nên “cơn sốt” khắp nơi bởi đây là giống gà siêu hiếm với vẻ ngoài đẹp hoàn mỹ.
Đối với những người mới vào nghề chăn nuôi cũng có thể dễ dàng bắt tay vào chăn nuôi và góp phần làm tăng thu nhập...
Gà ta là giống gà rất dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao. Đó cũng là lý do mà nhiều người đã lựa chọn nuôi gà ta.
Đây là bệnh do gà nhiễm cầu trực khuẩn Pasteurella mutocida aviseptica. Loại vi khuẩn này có mặt rất nhiều nơi trong tự nhiên.
Rét đậm rét hại sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với đàn gia súc, gia cầm, khiến vật nuôi tốn nhiều năng lượng chống rét và làm giảm sức đề kháng...
Chuồng gà là một trong những yếu tố rất quan trọng trong mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng.
Những bài học đắt giá trong chăn nuôi sẽ được đề cập trong video. Mời bà con cùng theo dõi và rút kinh nghiệm cho hành trình khởi nghiệp của mình.
Trước khi quyết định chọn mua máy ấp trứng, bà con nên tham khảo một số thông tin dưới đây.
Trong khi giá gia cầm, giá trứng giảm mạnh thì anh Ngô Văn Hiếu, Thanh Hóa quyết định chuyển hướng đầu tư ấp trứng lộn.
Một trong những triệu chứng ở gà mà các hộ nông dân chăn nuôi lo lắng nhất chính là tình trạng liệt chân ở gà.