NT-Hướng dẫn sử dụng tỏi cho cá ăn
Công dụng nổi bật của tỏi là nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Nhờ đó mà khi dùng tỏi thường xuyên, cá sẽ khỏe mạnh, ít mắc bệnh.
2019-12-06 11:06:19
Chắc hẳn nhiều bà con phân vân nuôi cá gì trong bể xi măng để có năng suất cao, chất lượng tốt và dễ chăm sóc. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số loại cá có thể nuôi trong bể xi măng để bà con tham khảo:
1. Nuôi cá rô đồng trong bể xi măng
Cá rô đồng là loài cá sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ với những ưu điểm như thịt béo, thơm, dai, ngon, bên cạnh đó còn có giá trị thương kinh tế rất cao, lại ít bệnh. Nếu bà con còn đang băn khoăn không biết nên nuôi cá gì trong bể xi măng thì việc lựa chọn nuôi cá rô trong bể xi măng là một quyết định đúng đắn.
2. Nuôi cá basa trong bể xi măng
Cá basa là giống cá da trơn, thịt ngon rất được ưa chuộng, vì thế mà Việt Nam chuyên xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhất là nước Mỹ. Nuôi cá basa đem lại lợi nhuận kinh tế cao giúp bà con làm giàu nhanh chóng và là cá nước ngọt xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai. Nếu bà con muốn nuôi cá gì trong hồ xi măng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hãy chọn cá basa.
3. Nuôi cá trê lai trong hồ xi măng
Ngoài cá trê lai thì bà con có thể nuôi cá trê phi hoặc cá trê vàng trong bể, hồ xi măng. Cá trê lai có đặc điểm là thích ứng rộng rãi với nhiều môi trường nước khác nhau. Chúng có thể sống ở nhiệt độ từ 11-39,5 độ C; độ pH từ 3,5-10,5; độ mặn dưới 15‰. Bên cạnh đó, cá trê lai sống được trong môi trường nước với hàm lượng oxy khá thấp. Loài cá này tăng trưởng vừa nhanh lại ít bị bệnh. Bà con có thể nuôi ghép với các loài cá khác như cá rô phi, rô ta…
4. Nuôi cá chép trong bể xi măng
Đây là một trong những loài cá nước ngọt có thể sống được ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, đa phần thì chúng phù hợp với môi trường nước rộng có dòng nước chảy chậm và có nhiều rong, rêu vì dụ như nuôi trong hồ hoặc bể xi măng. Vì vậy nếu chưa biết nuôi cá gì trong bể xi măng thì bà con hãy mạnh dạn chọn nuôi cá chép, sẽ đem lại hiệu quả đáng mong đợi.
5. Nuôi cá lóc trong hồ xi măng
Nếu còn đang phân vân chọn nuôi cá gì trong bể xi măng thì bà con đừng nên bỏ qua cá lóc. Cá lóc hay còn gọi là cá quả, có thể sống ở các môi trường nước mật độ oxy thấp, thường sống trong môi trường nước ngọt. Chúng sinh sống ở độ từ 0-30 m, nhất là trong các sông, suối, ao, hồ và có thể trong các hồ nuôi cá nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.
Theo kythuatnuoitrong.edu.vn
Công dụng nổi bật của tỏi là nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Nhờ đó mà khi dùng tỏi thường xuyên, cá sẽ khỏe mạnh, ít mắc bệnh.
Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 – 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con
Trong nuôi cá hiện nay, quản lí tốt sức khỏe cho cá là một trong những khâu quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng các chất điều biến...
Các bệnh do Aeromonas gây ra nên được chú ý nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi cá của Việt Nam và thế giới.
Bệnh nổ mắt là bệnh tương đối phổ biến với triệu trứng mắt cá bị sưng và lồi dần ra ngoài làm mất phương hướng bơi lội và dẫn đến chết...
Bài viết giới thiệu các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo để nuôi cá lóc đạt hiệu quả cao nhất
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng và kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản...
Khi bắt đầu nuôi cá không ít người phân vân nên lựa chọn loại giống nào phù hợp với điều kiện kinh tế và kinh nghiệm của bản thân.
Thời gian qua tình trạng cá trong các các ao nuôi bị trúng độc hoặc nổi đầu, dẫn tới cá chết hàng loạt diễn ra khá thường xuyên.
Cá lóc có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước (đục, tù, nóng) có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 – 40 độ C.