CS-Biện pháp giải độc cho cây trồng sau ngập úng, lũ lụt
Làm thế nào để phục hồi vườn cây ăn quả sau mưa bão? Cách khắc phục cây bị chết sau mưa lũ như thế nào?
2019-11-25 10:24:02
Một số loại côn trùng được xem là có lợi là loài thiên địch, giúp bà con bảo vệ cây trồng, mùa màng.
Thiên địch là những loại sinh vật có lợi sống trong tự nhiên, chúng ăn hoặc gây bệnh cho sâu bệnh có hại cho cây trồng. Thiên địch là kẻ thù của các loại dịch hại, đồng thời là bạn của nhà nông. Bà con nên biết những loại côn trùng có ích để diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cây trái thu được vừa sạch, lại vừa bảo vệ môi trường.
Dưới đây là những loài thiên địch quen thuộc, bà con nên bảo vệ chúng.
Kiến vàng
Kiến vàng là thiên địch của nhiều loại sâu, côn trùng hại cây trồng. Kiến vàng không cho bọ xít hại dừa, ngăn chuột cắn phá trong vườn ca cao, “dọa” sâu ăn lá trên các cây xoài, loại trừ các loại kiến hôi trong vườn cam, quýt,….
Theo nghiên cứu của Viện cây ăn quả Miền Nam, kiến vàng còn diệt rầy chổng cánh, từ đó không còn bệnh greening hay còn gọi là bệnh vàng lá gân xanh. Ngoài ra chúng còn diệt sâu vẽ bùa và nhện vàng hại cây.
Muốn phát triển đàn kiến vàng, bà con cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, cần thu thập thêm kiến vàng ở những cây khác về thả vào vườn nhà mình. (Ảnh: Wikipedia)
Bọ ngựa
Bọ ngựa được mệnh danh là “võ sĩ” diệt côn trùng. Chúng ăn cả sâu bướm, ruồi, ấu trùng, ong, gián, châu chấu …Thậm chí bọ ngựa trưởng thành còn ăn cả rắn, chuột… Chúng ngụy trang lơ lửng trên thân cây, chờ con mồi đi qua bắt ăn thịt. Bọ ngựa là thiên địch của sâu bọ hại lúa cũng như nhiều cây trồng khác.
Với tài ngụy trang tài tình cùng đôi “kiếm” sắc bén, con mồi khó lòng sống sót khi bọ ngựa tấn công (Ảnh: Wikipedia)
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang làm tổ dưới đất và đẻ trứng, chúng trú ẩn trong bờ cỏ, bờ ruộng hay những ụ rơm rạ mục người ruộng. Kiến ba khoang ăn sâu cuốn lá và rầy nâu, chúng chui tận vào trong tổ sâu….và đánh chén cả bầy. Trên ruộng lúa, chúng bò trên mặt nước để ăn rầy.
Bọ xít
Bọ xít tuy gây hại nhưng số ít trong chúng vẫn có ích với cây trồng như bọ xít nước và bọ xít mù xanh. Bọ xít nước sinh sống trên mặt nước, chúng ăn những con rầy cám rớt xuống nước. Bọ xít mù xanh sống trên thân lá, chúng săn lùng rầy ở thân cây lúa, bẹ lá lúa,…. đồng thời bảo vệ lúa cho bà con.
Bọ rùa
Bọ rùa hay còn gọi là bọ cánh cam, bọ hoàng hậu…có đa dạng màu sắc, vàng đỏ với những chấm đen trên lưng. Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng bọ rùa đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy non và cả trứng rầy.
Mỗi ngày 1 con bọ rùa có thể ăn 5-10 con rầy. Ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét cũng là con mồi của bọ rùa.
Một con bọ rùa có thể ăn khoảng 5.000 con rệp suốt vòng đời của chúng. (Ảnh: Wikipedia)
Nhện
Nhện nhóm thiên địch gồm nhện lùn và nhện ăn thịt. Nhện lùn ăn rầy nâu và rầy xanh hại lúa, mỗi ngày có thể ăn 3 – 4 con rầy. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, chúng làm màng tơ ở gần gốc lúa.
Nhện ăn thịt đen và lớn hơn nhện lùn, chúng tấn công rầy nhanh hơn nhện lùn, mỗi ngày có thể ăn 5 – 10 con rầy.
Để thiên địch có thể sinh sôi nảy nở bảo vệ mùa màng, bà con nên hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, tìm hiểu kĩ các loại thiên địch cho từng loại cây trồng.
Thanh Anh
Theo queminhngaymoi.vn
Làm thế nào để phục hồi vườn cây ăn quả sau mưa bão? Cách khắc phục cây bị chết sau mưa lũ như thế nào?
Đối với cây lúa: Chủ động khơi thông dòng chảy, kiểm tra các bờ kênh, mương, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn những khu vực có nguy cơ bị ngập úng,..
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, dính bùn.
Để khắc phục bệnh vàng lá lúa do ngộ độc hữu cơ trong vụ mùa năm 2020, người dân cần nắm rõ kiến thức và thực hiện một số biện pháp sau
Không có gì là toàn diện, vôi cũng thế, nếu hiểu và sử dụng đúng thì phát huy tác dụng tốt, ngược lại cũng có thể gây ra nhiều hệ quả xấu.
Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng...
Bệnh bắt đầu gây hại nặng từ vụ mùa năm 2017 đến nay tại nhiều tỉnh phía Bắc mà không có thuốc phòng trừ.
Bệnh thường xảy ra trên lá, vào giai đoạn sau của cây lúa, sau khi lúa có tim đèn 10 ngày trở về sau. Bệnh bắt đầu từ các lá bên dưới trước.
Một số giải pháp được khuyến cáo cho nông dân áp dụng để bảo vệ vườn cây ăn quả nhằm hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra...
Dự báo mùa đông năm nay sẽ khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết...