CS-Bí quyết giúp cây vải thoát chu kỳ ra quả cách năm
Cây vải có “tập quán” ra hoa cách năm, nhưng có thể dùng phân bón, cách chăm sóc để điều chỉnh có lợi cho mùa vụ
2020-05-18 17:21:00
Tập trung phòng trừ sâu đục cuống quả vải
Năm 2020 điều kiện thời tiết thuận lợi, vải thiều ra hoa, đậu quả sai hơn năm trước. Hiện nay ở miền Bắc trà vải sớm ở giai đoạn kín cùi - đỏ cuống, một số đang thu hoạch; trà vải thiều chính vụ đang phát triển cùi và hạt chuẩn bị thu hoạch.
Vào đầu tháng 5 thời tiết có mưa rào xen kẽ nắng nóng, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nhưng cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây vải, đặc biệt là sâu đục cuống quả. Nếu không phòng trừ kịp thời, sâu non sẽ gây hại nặng trong thời gian tới gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng quả vải.
Giai đoạn sâu non đục cuống quả là giai đoạn sâu gây hại mạnh nhất. Đặc điểm sâu non sau khi nở sẽ trực tiếp đục từ vỏ quả vào cuống quả đến đầu hạt quả. Suốt đời sống của sâu non ở trong hạt cho đến khi sâu đẫy sức mới ra ngoài hóa nhộng. Vì vậy diệt trừ sâu ở giai đoạn trứng và sâu non hiệu quả không cao nên bà con phải diệt trừ con trưởng thành ở giai đoạn chúng đẻ trứng.
Sâu non hóa nhộng
Trưởng thành sâu đục cuống quả vải
Để phòng trừ sâu đục cuống quả đạt hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo bà con cần thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sau:
- Tiếp tục làm tốt công tác tỉa cành lá bên trong tán, tạo cho tán lá thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của trưởng thành sâu đục cuống quả;
- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời;
- Ngắt và tiêu hủy các lá có sâu non hóa nhộng, thu gom tiêu hủy quả bị sâu hại.
- Tập trung phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu đục cuống quả vải từ nay cho đến hết đến ngày 20/5/2020 bởi sâu trưởng thành lứa 3 đang rộ (có hiện tượng gối lứa).
- Các loại thuốc được khuyến cáo để phun phòng trừ sâu đục cuống quả vải là thuốc có chứa một trong các hoạt chất sau: Emamectin, Abamectin, Matrine, rotennone... Nồng độ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
Quả vải chưa bị sâu hại cuống còn lõm (trái)
Quả vải bị sâu hại có cuống lồi (phải)
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Cây vải có “tập quán” ra hoa cách năm, nhưng có thể dùng phân bón, cách chăm sóc để điều chỉnh có lợi cho mùa vụ
Đây là vụ vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và AEON là nhà bán lẻ đầu tiên bán loại trái cây này
Bị ép giá, trừ lùi cân là một trong nhiều thiệt thòi mà nông dân khi bán hàng cho thương lái phải chấp nhận như một luật ngầm bất thành văn từ lâu nay
Sau khi kiểm tra hệ thống xử lý quả vải, chuyên gia Nhật Bản đánh giá quả vải thiều Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật trong năm nay
Tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 18,2 nghìn tấn vải thiều sớm, giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg.
Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu Kim Thành và Tân Thanh đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu diễn ra nhanh chóng.
Để giảm bớt thiệt hại và kéo dài được thời gian bảo quản cho vải, hãy cùng tìm hiểu về cách bảo quản vải trong thùng xốp để được lâu khi vận chuyển.
Là thị trường tiềm năng của vải thiều nước ta nhưng thực tế hiện nay, Singapore lại đang mua vải thiều Việt Nam từ thương lái Trung Quốc.
Vải tươi của Việt Nam được xuất sang Nhật với yêu cầu chặt chẽ về vùng trồng, đóng gói, xử lý dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch.
Trung Quốc được mùa vải thiều và thời gian thu hoạch gần với vụ vải thiều nước ta, thế nhưng tại sao người Trung Quốc vẫn “khát” quả vải Việt Nam?