Nghề nuôi cá thu tiền tỷ ở vùng xa Lâm Đồng
Đa dạng hóa về giống cá giúp quay vòng nhanh trong sản xuất, giảm áp lực về đầu ra và phòng các rủi ro về bùng phát dịch bệnh...
2019-02-27 14:40:39
Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) hồ hởi khoe với chúng tôi: “Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen-hay còn gọi là heo mọi. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng”.
Mô hình chăn nuôi heo đen (heo mọi) thương phẩm theo phương thức hàng hóa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến chuỗi sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Những năm gần đây, tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam, người dân đầu tư phát triển mạnh mô hình chăn nuôi heo đen thương phẩm. Ảnh: Văn Sự
Ông Phan Như Phi, xã Tam Lãnh cho biết, lúc đầu ông tìm mua 8 con heo đen bản địa có chất lượng tốt về thả nuôi khảo nghiệm. Thấy hiệu quả, những năm sau, ông mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng thả nuôi và hiện nay tổng đàn heo đen đã hơn 200 con, trong đó có 20 heo nái. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng” - ông Phi chia sẻ.
Nhờ chất lượng ngon, thịt heo đen rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: S.T
Ông Phan Như Phi cho hay, ngoài 2 cơ sở của gia đình mình, mấy năm nay ông còn tư vấn kỹ thuật cho 34 hộ dân khác ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) xây dựng mô hình nuôi heo đen hàng hóa và ông chịu trách nhiệm thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
Theo ông Phi, hiện 34 mô hình vệ tinh của ông có hơn 1.000 con heo đen, trong năm 2018 xuất bán ra thị trường hơn 300 heo giống và 4 tấn thịt heo đen hơi thương phẩm.
"Hiện nay, thịt heo đen thương phẩm rất được thị trường ưa chuộng. Thời gian tới, nếu được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ, nhóm hộ của chúng tôi sẽ liên kết để hình thành chuỗi thịt heo đen sạch, đăng ký nhãn mác hàng hóa, thiết lập các điểm cung ứng và hướng đến sản phẩm OCOP”, ông Phi cho hay.
Theo ông Lê Thương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, heo đen là một trong những giống heo bản địa được nuôi từ lâu trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các huyện miền núi. Trước đây phần lớn người dân nuôi heo đen theo hình thức quảng canh, không đầu tư chăm sóc, thậm chí thả rông và mục đích chính là cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho gia đình.
Những năm gần đây, trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt heo đen khá lớn trên thị trường cũng như yêu cầu bảo tồn và phát triển giống heo đen đặc sản bản địa này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam cùng ngành nông nghiệp các địa phương tập trung hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Ông Thương nói: “Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn heo đen bản địa trên toàn tỉnh khoảng 14.000 con, trong đó heo nái giống ước chừng 2.000 con. Hiện nay, các huyện Nam Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn là 3 địa phương có số lượng thả nuôi nhiều heo đen nhất. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, bình quân hàng năm tổng sản lượng thịt hơi heo đen của Quảng Nam cung ứng ra thị trường hơn 600 tấn. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng”. |
Theo danviet.vn, 26/02/2019
Đa dạng hóa về giống cá giúp quay vòng nhanh trong sản xuất, giảm áp lực về đầu ra và phòng các rủi ro về bùng phát dịch bệnh...
Để trị sâu vẽ bùa, sâu keo, sâu cuốn lá, sâu đục quả… các hộ dân dùng tỏi, ớt cay giã nhỏ ngâm cùng rượu trong vòng 10 ngày...
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang là hướng đi mới, giúp nhiều hộ dân Thái Thượng có cuộc sống sung túc cũng là cơ sở để địa phương khai thác...
Ruồi lính đen là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi và xử lý rác thải nên đầu ra vô cùng thuận lợi
Trong khi nhiều người nuôi chim bồ câu sinh sản chỉ đạt 7 – 9 lứa/năm, thì anh Nguyễn Văn Hoàn, đã cho chim sinh sản 30 lứa/năm
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng nông sản và bắt đầu quen dần với các sản phẩm nông nghiệp an toàn
Tổng kết mùa vụ thắng lợi của lĩnh vực sản xuất tôm biển, tên tuổi của ông Lê Văn Sấm càng nổi tiếng ở huyện biển Thạnh Phú.
Lập nghiệp ở vùng chuyên canh cây cà phê, song cựu chiến binh Phạm Văn Luốn, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại giàu lên từ nghề nuôi cá
Bình quân, một cây mít sẽ cho từ 8- 10 trái mỗi năm, mỗi trái có trọng lượng bình quân từ 18- 20kg, trái to nhất có thể đạt đến trọng lượng 43kg...
Một năm, thanh long ruột đỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu hoạch khoảng 10 đợt, sản lượng tăng dần trong những năm tiếp theo